Hinh anh viem tuyen Bartholin va phuong phap dieu tri

 Hình ảnh viêm tuyến Bartholin và phương pháp điều trị

Viêm tuyến Bartholin là một dạng bệnh lý mà thường sẽ gặp nhiều ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải mà số lượng người bệnh dường như chỉ khoảng chiếm 2%. Để biết được mức độ nguy hiểm như thế nào thì bạn sẽ cần phải theo dõi ở nhiều khía cạnh khác nhau như vùng viêm nhiễm, khả năng nhiễm trùng, những cơn đau trong cơ thể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn nhìn rõ hơn về hình ảnh viêm tuyến Bartholin cũng như tất cả các vấn đề liên quan đến dạng bệnh lý này.

Viêm tuyến Bartholin

1. Tìm hiểu về bệnh viêm tuyến Bartholin

Bartholin là một dạng tuyến nhỏ, hình cầu với đường kính khoảng 1cm và nằm ở vùng dưới da trong hai bên âm đạo. Tuyến Bartholin được cấu tạo bởi các tế bào trụ tiết nhầy, nắm giữ vai trò tiết ra chất dịch nhầy giúp giữ ẩm cho âm đạo và bôi trơn trong quá trình quan hệ tình dục.

Khi bị viêm tuyến Bartholin người bệnh sẽ bị dưới dạng u nang. Do đó, mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ phụ thuộc vào kích thước của u nang lớn hay nhỏ. Từ đó bác sĩ sẽ đánh giá về khả năng u nang có bị nhiễm trùng khiến cho bệnh thêm nặng hơn hay không để đưa ra được các phương pháp điều trị đúng cách.

Từ những hình ảnh viêm tuyến Bartholin thu được cho thấy rằng nguyên nhân khiến cho bệnh hình thành nên là do các ống tuyến bị tắc nghẽn trong khi tuyến vẫn tiết ra chất nhầy, làm cho tắc nghẽn dịch tiết âm đạo. Nguồn gốc của hiện tượng ống tuyến bị tắc nghẽn lại là do bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn lây lan qua đường tình dục như Chlamydia, lậu, các vi khuẩn đường ruột như Escherichia coli (E.coli) hoặc do chấn thương vùng sinh dục.

2. Đối tượng bệnh nhân và triệu chứng của viêm tuyến Bartholin

2.1 Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Phụ nữ có khả năng bị viêm tuyến Bartholin ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên đối với những người trong độ tuổi từ 20-29 sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến Bartholin thường gặp đó là:

– Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai

– Phụ nữ đang mắc bệnh tiểu đường

– Những người quan hệ tình dục không an toàn, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

Đối tượng mắc viêm tuyến Bartholin

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai là đối tượng có khả năng cao bị viêm tuyến Bartholin

>> XEM THÊM <<

cách chữa viêm tuyến bartholin

địa chỉ xét nghiệm HIV

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

2.2 Triệu chứng bệnh viêm tuyến Bartholin

Trong giai đoạn các nang tuyến Bartholin đang chỉ có kích thước nhỏ thì chúng thường sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Các nang này thường được phát hiện chỉ khi người bệnh nhận thấy một khối nhỏ, không có cảm đau ngay bên ngoài cửa vào âm đạo, hoặc bác sĩ phát hiện được trong khi kiểm tra vùng chậu thông thường.

Tuy nhiên, nếu như hình ảnh viêm tuyến Bartholin phát triển với kích thước đường kính lớn hơn 1cm thì chúng sẽ gây đau, khó chịu khi ngồi và trong lúc quan hệ tình dục. Nếu như nang bị nhiễm trùng sẽ trở nên sưng, cứng, chứa đầy mủ thì bệnh nhân sẽ có triệu chứng sốt, cảm giác rất đau và khó khăn khi ngồi hoặc đi lại. Người bệnh có nang nhiễm trùng thường sẽ tạo thành áp xe, các áp xe này sẽ thường phát triển rất nhanh chỉ trong vòng 2-4 ngày.

Viêm tuyến bartholin sẽ làm tuyến bartholin không tiết chất nhờn nữa và gây cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục, đồng thời sẽ kích thích bàng quang nên người bệnh rất dễ bị rối loạn tiểu tiện. U nang hoặc áp xe Bartholin thông thường sẽ chỉ xảy ra ở một bên của cửa âm đạo.

3. Phương pháp phòng bệnh và điều trị viêm tuyến Bartholin

3.1 Làm thế nào để phòng bệnh viêm tuyến Bartholin?

Sẽ rất khó để có thể ngăn ngừa hoàn toàn khả năng hình thành khối viêm Bartholin trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu người bệnh được những thói quen tốt sau đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa được sự nhiễm trùng sẽ xảy ra và hạn chế tối đa nguy cơ hình thành nên áp xe:

– Luôn giữ gìn và vệ sinh cơ thể đúng cách, vùng kín cần được khô ráo, sạch sẽ và sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp. Khi bạn lau vùng kính nên tiến hành lau từ trước ra sau để các vi khuẩn từ hậu môn không lây lan cho âm đạo. Lưu ý bạn chỉ vệ sinh ở vùng ngoài và không thụt rửa sâu trong âm đạo.

– Nên quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn và sử dụng các biện pháp bảo vệ để tránh những nguy cơ bị lây các bệnh qua đường tình dục. Bởi vì, đường lây nhiễm chính của căn bệnh viêm tuyến Bartholin chủ yếu qua đường tình dục, do đó bạn phải hết sức thận trọng.

– Khi phát hiện có khối u nhỏ ngay cửa vào âm đạo hoặc muộn hơn là có các dấu hiệu đau hay sưng vùng âm đạo thì bạn phải lập tức đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.

Quan hệ tình dục an toàn để phòng bệnh viêm truyến Bartholin

3.2 Phương pháp điều trị viêm tuyến Bartholin

Qua quá trình thăm khám sơ bộ và hình ảnh viêm tuyến Bartholin thu thập được, tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân thì bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

– Đối với các nang có kích thước nhỏ và không có các triệu chứng như đau, chảy mủ thì nang tuyến Bartholin có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải thăm khám định kỳ theo lịch của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của nang.

– Đối với những trường hợp bệnh nhân bị sưng, viêm nhẹ thì có thể sử dụng phương pháp tắm nước nóng nhiều lần trong ngày để làm cho các nang nhanh vỡ. Sử dụng gạc chườm hơi nóng cũng có khả năng làm suy giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn thuốc kháng sinh kết hợp với các loại thuốc giảm đau chống viêm để có tác dụng giảm đau và làm tan các khối u nang.

– Đối với những trường hợp cho thấy hình ảnh viêm tuyến Bartholin đã lớn và nang tuyến thành áp xe, gây ra hiện tượng sưng, đau, nhiễm trùng và chảy mủ thì sẽ có hai cách điều trị phổ biến đó là: rạch tuyến Bartholin và bóc nang tuyến Bartholin.

Các phương pháp này được sử dụng với mục đích như sau:

– Phương pháp rạch nang tuyến bartholin: Đầu tiên bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê, sử dụng dao mổ rạch một đường nhỏ trong u nang cho dịch thoát ra ngoài, sau đó khâu quanh mép nang bằng chỉ tan giúp tái tạo nang tuyến.

– Phương pháp bóc nang tuyến Bartholin: Đây là thủ thuật cắt bỏ hoàn toàn nang tuyến bartholin. Sau khi đã tiến hành bóc tách nang tuyến Bartholin xong, bác sĩ sẽ thường kê thêm các loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm triệu chứng sưng đau và đề phòng sự viêm nhiễm xảy ra. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần phải sử dụng các dung dịch vệ sinh có tính sát trùng để giữ gìn sạch tầng sinh môn.

Điều trị viêm tuyến Bartholin

Những người bị viêm tuyến ở mức độ nhẹ có thể điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ mà không cần bóc u nang

Vậy là chúng tôi vừa đã cho bạn nhìn thấy được hình ảnh viêm tuyến Bartholin như thế nào cũng như các triệu chứng và phương pháp điều trị của bệnh. Mặc dù, viêm tuyến Bartholin và dạng bệnh lý khá hiếm gặp nhưng lại có thể điều trị được, thậm chí còn có thể tự biến mất nếu được bác sĩ phát hiện sớm. Vậy nên, khi nhận thấy bản thân có bất kỳ dấu hiệu nào mà chúng tôi vừa đưa ra ở trên, bạn hãy tới gặp ngay bác sĩ và thăm khám kịp thời nhé.

Vì sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình , bạn bè và mọi người

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT

(Được Sở Y tế cấp phép hoạt động)

Địa chỉ: 202 Tô Hiến Thành, phường 15, Quận 10, T.p HCM

Hotline tư vấn (miễn phí): 02862857515

Link chat Chát Với Bác Sĩ

Website: phongkhamdakhoanamviet

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở khang trang trang thiết bị Y tế hiện đại

Top đầu về chất lượng và hiệu quả tại Hồng Cường